Tổng hợp Thành Kính Phân ưu Là Gì, , Nhiều Người Chưa Hiểu Về Nó

Tìm hiểu Thành Kính Phân ưu Là Gì, , Nhiều Người Chưa Hiểu Về Nó là ý tưởng trong bài viết hôm nay của Kí tự đặc biệt Vuongquoctrenmay.vn. Tham khảo content để biết đầy đủ nhé.

Trên mạng xã hội, mỗi khi gửi lời chiabuồn tới bạn bè có người thân mới mất, nhiều người thường viết: “Thành kínhphân ưu!”; hay “Thành kính chia buồn!”. Ngoài đời, những dòng chữ này còn đượcviết lên các dải băng gắn trên vòng hoa viếng người đã khuất.

Bạn đang xem: Thành kính phân ưu là gì

“Phân ưu” 分憂 là từ Việt gốc Hán , đối dịch là “chia buồn”, cũng là nghĩatừ vựng của từ này. Tuy nhiên, các nhà biên soạn từ điển vẫncó sự khác nhau trong cách giải nghĩa:
– Từ điển tiếngViệt (Vietlex) giảithích: phân ưu • 分憂 đg. chia buồn với gia đình có tang : “Quan phủ và quan Bố xin cáo thoái ra về,sau khi có vài lời phân ưu theo thói quen.” (Vũ Trọng Phụng)”.
– Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS NguyễnLân): “phân ưu đgt (H. ưu: lo buồn)Chia buồn với gia đình mới có tang: Phânưu cùng người bạn mới mất vợ”.
Tuy nhiên, “phânưu” vốn không được dùng (và thực tế không chỉ dùng) với nghĩa cụ thể là “chia buồn với gia đình có tang”. Sau đây là cách giải nghĩa chính xác của mộtsố từ điển:
-“Hán điển” (zidic.net) giảithích “phân ưu” 分憂 là: “chia sẻ nỗi lo buồn với người khác, giúp đỡ người khác vượt qua khókhăn, hoạn nạn; như “Vị quốc phân ưu”. (分憂: 分擔別人的憂慮,幫助別人解決困難; 為國分憂).
“Từ điển Hán-Việt”(Phan Văn Các chủ biên-2014): “ fēn// yōu Chia sẻ nỗi lo lắng/giúp giải quyết khó khăn: 分憂解愁 – phân ưu giải sầu – Chia lo, giải sầu/chiasẻ nỗi lo âu. 為國分憂 – vị quốc phân ưu – Chia sẻ nỗilo vì đất nước”.
– Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức, Lê NgọcTrụ hiệu đính): “phân ưu • đt. Chia sớt sự buồn rầu với người ta, lờixã-giao : Tỏ lời phân-ưu”.
– Từđiển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “phân-ưu• Chia buồn gởi lời phân-ưu cùng tang-quyến”.

Xem thêm: Dịch Vụ Logistics Là Gì, đặc điểm Theo Luật Thương Mại 2005

– Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): phân ưu •Chia buồn (cũ) Phân ưu cùng gia đình có tang”.
Vì “phân ưu”, hay “chia buồn”không chỉ dùng cho chuyện tang ma, nên người tavẫn nói xin chia buồn với ông (bà, anh, chị…) trước một tai nạn, haytổn thất về tài sản nào đó. Bởi vậy, ViệtNam tự điển (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ hiệu đính) mới giải nghĩa “chia buồn”với nghĩa khái quát là: “Chịu một phần buồn-rầu với người cóviệc buồn. Xin chia buồn cùng tang-quyến”.
Về phương diện ngôn ngữ và đời sống, cách nói“Thành kính phân ưu”; “Thành kính chia buồn”, là không đúng. Dường như có sự nhầmlẫn giữa “thành kính” (thành tâm và kính cẩn) với “chân thành” (thành thật, xuất phát tự đáylòng).
Người xưa có câu “tử giảvi thần” 死者為神, (người chết thành thần). Chữ “thần” ở đây không phải là thần thánh, thần phật, mà là quỷ thần (tứchồn ma, linh hồn của người chết). Người đã hoá thành “ma”, thì dù già trẻ thếnào, đều được “người trần mắt thịt” dùng chữ “kính” (không chỉ kính cẩn mà cònlà kính sợ, không dám sơ suất)… Ví dụ trong “Thiên Nam ngữ lục” (khuyếtdanh), chữ “kính” được gắn với “kính điếu” (kính viếng): “Trạnh lòng kính điếu anh hùng, Ngâm thơ đường luật dòng dòngtám câu.” Hay sự “thành kính”dành cho thần phật: “Thấy đền phủ nào thiêng, anh chị cũng đến tận nơi để lễvái, thành kính kêu cầu.” (Lá ngọc cành vàng, Nguyễn Công Hoan )”. .

*
Ảnh: ST

Đáng chú ý, hiện nay nhiềungười còn nhầm lẫn (hoặc đánh đồng) giữa “phân ưu” (hay “chia buồn”) với “viếng”hoặc “kính viếng”. Bởi vậy, hai chữ “kính viếng” ở dải băng gắn trên vòng hoađám ma trước đây, đã bị thay bằng “thành kính phân ưu”, “thành kính chia buồn”.Nhưng, “phân ưu”, hay “chia buồn” là sự chia sẻ đau thương, mất mát, an ủi, độngviên đối với người còn sống; còn vòng hoa là để viếng người chết, đó là điều không thể khác được. Vì nhầm lẫn, “phân ưu” với “kính viếng”, nên có người còn viết, nói rằng: “Xinthành kính phân ưu và chia buồn cùng gia đình”(!)
Chúng ta thấy rằng, ví dụ “Quan phủ và quan Bố xin cáo thoái ra về, sau khi có vài lờiphân ưu theo thói quen” mà Từ điểnVietlex trích từ tác phẩm “Người tùđược tha” của Vũ Trọng Phụng, thì “vài lời phân ưu” đó là nói với người sống, chứ đâu phải vớingười chết? Người còn sống (gọi chung là “tang quyến”), gồm cả già trẻ,gái trai…thì chia buồn với tấm lòng chân thành là được, sao lại phải “thànhkính chia buồn”?
Có thể lấy thêm ví dụ, bài điếu văn củaQuốc trưởng Bảo Đại viếng Nguyên thủ tướng Trần Trọng Kim. Đoạn đầu bài điếu tỏlòng thương tiếc, tình cảm của Quốc trưởng Bảo Đại đối với cụ Trần Trọng Kim;phần hai (phần cuối) là tỏ “lời phân ưu” cùng bà phu nhân và toàn gia:
Tôi đề lời phân ưu cùng bà và toàngia. Tôi mong rằng lòng tiếc thương của hết thảy quốc dân đối với cố Thủ tướngsẽ làm cho bà nhẹ bớt một phần nào nỗi đau đớn về dịp này và sự nghiệp lâu dàicủa cố Thủ tướng sẽ làm cho bà được cái an ủi rằng sự nghiệp ấy còn cũng như làngười chí sỹ khuất núi vẫn còn!”.(*)
Đành rằng, việc “phân ưu”, “chia buồn” và “viếng”, “điếu tang” thường diễnra cùng lúc. Đến “viếng” người chết, hay có mặt trong đám tang, đã là một cáchchia buồn với người sống. Ngược lại, nói lời “phân ưu”, “chia buồn” với người sống,cũng là thể hiện lòng thương cảm đối với người chết. Tuy nhiên, khi nói và viết,tuỳ từng tình huống, phải phân biệt rạch ròi “chia buồn” (an ủi, chia sẻ nỗiđau với người sống) và “điếu”, “viếng” (dâng hương, bái lạy, thể hiện lòngthành kính, xót thương người đã chết). Ví như “Điện chia buồn” của Nhà nước ViệtNam là gửi Nhà nước và nhân dân Cuba, còn vòng hoa để viếng ông Fidel, chứkhông thể có chuyện ngược lại).
Như vậy, dù đã có từ “chiabuồn” rất thông dụng, chính xác, giản dị, dễ hiểu, nhưng có người lại thích dùng“phân ưu”, “thành kính phân ưu” để thay thế (theo nghĩa “trang trọng” mà Từ điển Vietlex đã chú thích); đang viết “viếng”, “kính viếng” rấtchính xác, bỗng dưng lại thay bằng “phân ưu”, “thành kính phân ưu”, vừa xa lạ,vừa khó hiểu và tối nghĩa đến vô nghĩa, thậm chí sai hoàn toàn.
Được tin Ông từtrần, lòng tôi thương cảm vô hạn. Vẫn biết tuổi Ông đã gọi là thọ; sự nghiệpvăn hóa, chánh trị của Ông đã biểu dương một thân thế cao quý. Song tôi khôngkhỏi ngậm ngùi nhớ rằng mới cách đây mấy hôm, tôi còn vui thấy Ông tinh thần vẫntráng kiện, chí khí còn hăm hở, và tưởng rằng trong những ngày sắp tới là lúc tổquốc cần hết thảy những con dân tài đức như Ông, Ông tuy tuổi cao sức yếu, vẫncó thể phục vụ giang sơn như suốt cả cuộc đời tận tụy của Ông!
Lịch sử sẽ ghithanh danh ông, thanh danh một nhà mô phạm biệt tài, một nhà văn học lỗi lạc, mộtnhà chí sỹ ái quốc. Và thân thế trong trắng của Ông đã làm gương cho kẻ đươngthời sẽ làm gương cho lớp hậu thế.

Xem thêm: – ‎tien Len Mien Nam 2019

Riêng đối vớitôi, tôi không quên rằng trong những giai đoạn khó khăn của lịch sử, lúc nàoÔng cũng sẵn sàng hăng hái làm người cộng sự đắc lực của tôi: nào khi Ông nhậnđảm đương sứ mạng nặng nề điều khiển con thuyền quốc gia trong khi thế nướcchông chênh; nào lúc tòng vong ở nơi hải ngoại khi tôi tranh đấu để mang lạicho dân tộc một hy vọng, một tin tưởng ở tương lai; nào buổi mới đây tuy tuổiđã ngoài 70 mà Ông còn hăng hái đứng lên đảm nhiệm trọng trách chủ tịch hội nghịtoàn quốc trong cuộc tường bày ý nguyện của dân tộc.

Chuyên mục: Hỏi Đáp