Phân tích Multitask Là Gì – Multitasking Là Gì là ý tưởng trong content bây giờ của Kí tự đặc biệt Vương quốc trên mây. Tham khảo bài viết để biết chi tiết nhé.
thienmaonline.vn thienmaonline.vn – Chắc hẳn bạn đã nghe hàng trăm lần những câu nhận định rằng multitasking (đa tác vụ) là phương pháp làm việc sai trái, mọi việc chỉ có thể hoàn thành hiệu quả khi ta tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất (single-task).
Bạn đang xem: Multitask là gì
Tuy nhiên, có vẻ như tất cả chúng ta đều không thể thực hiện đơn tác vụ một cách hoàn hảo ngoài đời thực.
Chúng ta ăn trưa trong khi điện thoại hoặc laptop vẫn bật ngay trước mặt. Chúng ta tranh thủ thời gian để lướt web, tán gẫu với bạn bè trong khi chờ email phản hồi từ phía khách hàng. Và bất kể đó là một đoạn code phức tạp hay một bài blog đơn giản, chúng ta đều sẵn lòng gác nó qua một bên để tranh thủ nhập dữ liệu vào một trang báo cáo.
Bạn có bao giờ tự hỏi tất cả điều đó có cơ sở khoa học nào, hay chỉ thuần tuý là phỏng đoán hay chưa?
Những dữ liệu nghiên cứu được công bố dưới đây có thể sẽ làm bạn bất ngờ về multitask.
Não bộ của chúng ta hoạt động như thế nào khi multitask?
Đối với đại đa số chúng ta, multitasking, hay nói nôm ra rằng làm nhiều việc khác nhau cùng lúc khiến chúng ta mệt mỏi, bị stress và giảm năng suất hơn. Tại sao việc tập trung vào chỉ một thứ duy nhất lại khó đến vậy?
Để trả lời cho câu hỏi đó, ta cần biết rõ những gì thực sự diễn ra trong bộ não của chúng ta khi multitask và đánh giá liệu tất cả quá trình đó đều mang lại ý nghĩa hay không.
May mắn thay, câu trả lời đã được tìm thấy ở một số nghiên cứu thành công trên toàn thế giới.
1. Tại sao nhiều người trong số chúng ta không thể từ bỏ thói quen multitasking?
Vì sao chúng ta luôn bị chìm đắm trong thói quen đa tác vụ ngay cả khi biết rằng không nên làm điều đó? Câu trả lời được đề cập trong một công bố gần đây về multitasking của nhà nghiên cứu Zhen Wang.
“
– Multitasking không giúp con người làm việc hiệu quả hơn mà chỉ giúp họ đạt được cảm xúc thỏa mãn hơn về công việc.
Theo đó, nếu một nhà phân tích dữ liệu vừa ngồi chạy các thuật toán trong khi vẫn mở một cuốn sách bên cạnh, cùng lúc với việc xem tivi và trao đổi thông tin với khách hàng, anh ta sẽ có một cảm giác mãn nguyện. Anh ta đang hoàn thành tất cả những điều này cùng một lúc và tự mình cảm thấy vô cùng đáng tự hào.
Thật không may, kết quả công việc của anh ta tệ hơn nhiều so với những đồng nghiệp khác – những người không để chồng chéo các tác vụ lên nhau.
Multitask tốn kém thời gian và rắc rối hơn so với single-task
Một vấn đề khác là multitaskers – những nhà quản lý đa tác vụ dường như thể hiện ra ngoài rằng họ đang làm việc rất hiệu quả. Vì vậy, chúng ta muốn được như họ.
Ví dụ, một CEO bận rộn luôn cùng lúc làm nhiều thứ – tay phải trả lời email, tay trái nhấc điện thoại lên nghe, và não thì đang nghĩ về điều cần nói trong cuộc họp sắp tới. Các manager hằng ngày chứng kiến điều đó sẽ nảy sinh tâm lý ngưỡng mộ, và lấy luôn multitasking đó làm đích đến cho sự phấn đấu.
2. Điều gì đang xảy ra trong bộ não của chúng ta khi chúng ta multitask?
Kết luận này vừa bất ngờ vừa thú vị: Bộ não của chúng ta không thể đa nhiệm.
Nói cách khác, trong khi chúng ta đang cố gắng làm nhiều hơn một việc cùng lúc, thì bộ não của chúng ta không hề tập trung được vào tất cả các tác vụ này!
Thay vào đó, multitasking chia tách não bộ thành nhiều phần. Nó tạo ra một khái niệm mà các nhà nghiên cứu gọi là spotlight – sự tập trung cao độ. Vì vậy, tất cả những gì bộ não của chúng ta đang làm chỉ là cố gắng chuyển đổi liên tục giữa các tác vụ đó – một cách điên cuồng và tiêu cực.
Theo một nghĩa nào đó, bộ não của chúng ta phải khởi động lại khi chuyển đổi hành vi từ tác vụ này sang tác vụ khác, đồng nghĩa với việc năng lượng và thời gian bị tiêu hao đáng kể.
Trong hình ảnh dưới đây, bạn có thể hình dung được các hoạt động khác nhau của não để đối phó với multitask – liên tục nhảy qua nhảy lại để chuyển đổi khi bạn chỉ tập trung vào từng tác vụ vài giây mỗi lần:
Multitasking chia tách não bộ thành nhiều phần và ép chúng phải chuyển đổi liên tục
Các kết quả nghiên cứu: Multitasking ảnh hưởng xấu tới con người như thế nào?
1. Multitasking làm giảm năng suất lao động
Theo nghiên cứu của Zhen Wang, rất vô tình, chúng ta tự gây áp lực lên chính mình để multitask ngày càng nhiều nhiệm vụ. Không rõ cảm giác mãn nguyện “ảo” sẽ kéo dài bao lâu, nhưng năng suất công việc chắc chắn bị giảm xuống.
Khẳng định của Zhen Wang trùng khớp với kết quả nghiên cứu được báo cáo trên Journal of Experimental Psychology – Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm. Trong quá trình giải quyết các vấn đề toán học phức tạp, học sinh bị chậm hơn 40% khi được yêu cầu tạm dừng tính toán để chuyển sang nhiệm vụ khác.
Xem thêm: Rt Là Gì – Tấn Làm Lạnh
2. Mutitasking làm mai một các kỹ năng
Clifford Nass, một nhà nghiên cứu tại Stanford, đã từng cho rằng multitasking dù sao cũng hỗ trợ con người phát triển một số kỹ năng nổi bật khác, ví dụ như trong việc lọc thông tin, chuyển đổi giữa các tác vụ nhanh chóng và có được bộ nhớ khổng lồ vượt trội.
Nhưng sau khi có kết quả nghiên cứu, ông thấy rằng cả 3 giả thuyết trên đều sai. Multitasking hoàn toàn khủng khiếp ở mọi khía cạnh!
Trên thực tế, những nhà quản lý đa tác vụ bị kém hơn rất nhiều trong việc chọn lọc thông tin không liên quan và chuyển đổi giữa các tác vụ so với những người làm việc đơn tác vụ.Và việc chồng chéo các tác vụ như vậy khiến cho luồng thông tin trong bộ nhớ bị lộn xộn và dễ “rơi rụng” hơn đáng kể.
Điều đáng sợ nhất là, tình trạng xấu này có diễn ra trong khi những multitasker chỉ đang thực hiện đơn tác vụ. Như vậy là, ngay cả khi chỉ tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất, bộ não và quá trình nhận thức của người đa tác vụ mãn tính vẫn kém hiệu quả. Đó là tác hại nghiêm trọng về mặt lâu dài, có nguy cơ kéo dài vĩnh viễn.
Cho đến hiện tại, hầu hết các nghiên cứu khoa học về multitasking đều xác nhận một điều rằng đa tác vụ ảnh hưởng xấu tới con người. Chúng ta làm việc kém năng suất hơn, đồng thời các kỹ năng cũng dần bị mai một.
3. Multitasking làm giảm IQ
– Tại sao multitasking có thể làm giảm IQ của con người?
– Bằng việc tạo ra “Infomania” (trạng thái cuồng thông tin).
Đó là kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi The Institute of Psychiatry – Viện Tâm thần học và được công bố bởi BBC News.
Báo cáo cho thấy tình trạng nghiện công nghệ ngày càng gia tăng, dẫn chứng điển hình là mọi người có thói quen kiểm tra email và tin nhắn liên tục trong khi đáng lẽ ra họ cần tập trung cao độ cho hội nghị đang diễn ra.
“Infomania” (trạng thái cuồng thông tin) này được chứng minh làm giảm sút 10 điểm IQ của những người tham gia nghiên cứu đã mắc phải. Điều thú vị là, Viện tâm thần học cũng đưa ra so sánh, sự giảm sút này cao hơn gấp 2 lần so với tác động của cần sa lên IQ con người.
4. Multitask càng nặng, tác hại càng nghiêm trọng
Nghiên cứu từ The National Academy of Sciences – Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia cho thấy rằng “heavy multitaskers” – những người đa tác vụ cấp độ nặng thực sự làm việc kém hiệu quả hơn so với những người mới ở cấp độ nhẹ.
Có nghiên cứu khoa học nào chứng minh lợi ích của multitasking không?
Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Đại học Hồng Kông, không phải lúc nào multitasking cũng bị đánh giá là tồi tệ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người có thói quen “media multitasking”, được hiểu rằng thường xuyên sử dụng nhiều hơn một hình thức truyền thông hoặc loại hình công nghệ cùng lúc, có khả năng tích hợp thông tin thị giác và thính giác tốt hơn.
Media multitasking là thói quen phổ biến của chúng ta hiện nay
Những người tham gia trong độ tuổi 19-28 được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi về thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của họ. Sau đó, họ đã hoàn thành một visual search task – nhiệm vụ tìm kiếm trực quan bao gồm 2 tình huống có và không có âm thanh báo hiệu khi vật phẩm đổi màu.
Trong kết quả nghiên cứu được công bố trên Psychonomic Bulletin & Review – Bản tin Tâm lý học, những media multitasker đã tìm kiếm hiệu quả hơn khi có âm thanh báo hiệu, cho thấy rằng họ giỏi hơn trong việc tích hợp hai nguồn thông tin cảm giác.
Tác giả của bản báo cáo đã nhận định rằng “Mặc dù những phát hiện trên không chứng minh được bất kỳ tác động nhân quả nào, nhưng chúng nhấn mạnh tác động thú vị của multitasking lên một số khả năng nhận thức nhất định, đặc biệt là tích hợp đa phương tiện.
Tạm kết
Có thể thấy multitasking là một chủ đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của giới các nhà nghiên cứu. Thứ nhất là bởi thực sự multitask có thể được nghiên cứu bởi khoa học tâm lý – hành vi và phân tích não bộ. Thứ hai là bởi nó tồn tại trong cuộc sống đời thường và công việc của hầu hết chúng ta, nên việc biết rằng đâu là đúng – đâu là sai và làm thế nào để tối ưu nhất là một bài toán cần giải.
Xem thêm: Hiểu về chữ pháp là gì ?
Người làm việc dễ mắc phải các loại multitask nào? Đâu là kiểu người dễ rơi vào trạng thái đa tác vụ nhất? Có nên thay thế bằng single-task hay không? Làm thế nào để kết hợp hài hoà giữa multitasking với các yếu tố công việc khác? Tham khảo bài viết “Quản lý đa tác vụ (Multitask): Những điều bạn có thể chưa biết?” để biết chính xác bạn đang ở đâu trong đại dương multitask.
Chuyên mục: Hỏi Đáp