Tìm hiểu Sole Proprietorship Là Gì

Bình luận Sole Proprietorship Là Gì là chủ đề trong nội dung hiện tại của Kí tự đặc biệt Vương quốc trên mây. Tham khảo nội dung để biết đầy đủ nhé.

Khái quát

Người VN mình khi nói đến làm thương mại thường nghĩ đến tự mình bỏ tiền vốn ra và tự mình làm chủ. Đó là hình thức làm thương mại đơn giản nhất. Nhưng sau khi Đổi Mới và nền kinh tế tập trung đang tiến sang kinh tế thị trường, doanh nhân VN có nhiều cơ hội và chọn lựa khác nhau để chọn cho mình một mô hình kinh doanh thích hợp nhất.

Bạn đang xem: Sole proprietorship là gì

Tại các nước theo kinh tế thị trường, các mô hình kinh doanh được trình bày trong chương này là những mô hình tiêu biểu; mô hình nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, và doanh nhân cần nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn cho mình một mô hình phù hợp.

Những mô hình trong bài này là những mô hình đang được áp dụng tại Mỹ, và do đó, chắc chắn sẽ có những khác biệt với môi trường kinhdoanh, luật lệ tại VN, và nên được sử dụng để đối chiếu và so sánh với thực tế tại VN mà thôi.

*

Topiclaw chuyên tư vấn các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp Tư Nhân (sole proprietorship)

Doanh Nghiệp Tư Nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, tức là tự mình làm chủ (tại Mỹ loại hình này chiếm tới 2/3 số doanh nghiệp), thành ra rất dễ thành lập, hễ có vốn và có óc kinh doanh là mở được doanh nghiệp.

Lợi điểm chính của loại hình này, như đã nói, là dễ thành lập, thứ hai là không chung đụng, hùn hạp phải có giao kèo lôi thôi tới ai, lờithì ăn, lỗ thì chịu. Chủ nhân đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thu nhập của doanh nghiệp.

Nhược điểm chính của doanh nghiệp tư nhân là chủ nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất cứ rủi ro hay thua lỗ khi điều hành doanh nghiệp. Giả sử doanh nghiệp bị thua lỗ đến phá sản (bankruptcy), chủ nhân vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và vẫn bị thưa kiện nếu không trả được các món nợ này.

Nhược điểm thứ hai là khả năng kêu vốn hạn chế trong vòng quen biết; nếu muốn vay mượn ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp cao. Sau cùng là sự thiếu liên tục nếu chẳng may chủ doanh nghiệp qua đời hay không còn tiếp tục điều hành doanh nghiệp được nữa.

Doanh nghiệp Hợp Danh (partnerships – Hùn hạp)

Doanh nghiệp Hợp Danh là một loại doanh nghiệp có từ hai người trở lên, đồng ý hùn vốn để kinh doanh. Tất cả thành viên của doanh nghiệp loại này cùng có quyền kiểm soát hoạt động và chia lợi nhuận do doanh nghiệp mang lại.

Lợi điểm chính của loại hình này là dễ thành lập. Các thành viên chỉ cần đồng ý và ký với nhau một bản thỏa thuận về các vấn đề như phần hùn và trách nhiệm của mỗi bên. Tại Mỹ, loại hình này còn có một lợi điểm nữa khiến cho nhiều doanh nhân lựa chọn loại này; đó là doanh nghiệp không bị đánh thuế thu nhập của Liên Bang. Lợi nhuận của mỗi thành viên trở thành thu nhập của mỗi người, và chỉ bị đóng thuế thu nhập trên căn bản cá nhân mà thôi.

Nhược điểm chính của loại hình này là các thành viên hợp danh cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, nói một cách khác, tài sản riêng của mỗi thành viên có thể bị chủ nợ (của doanh nghiệp) sai áp khi doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ.

Xem thêm: Hành pháp là gì ? khái niệm về cơ quan hành pháp

Doanh nghiệp Hợp Danh Trách nhiệm hữu hạn (Hợp Danh TNHH) (Limited Partnerships)

Doanh nghiệp Hợp Danh TNHH gồm có một thành viên chính và một hay nhiều thành viên có trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chính lãnh trách nhiệm điều hành doanh nghiệp cùng các trái khoản (tiền nợ) của doanh nghiệp. Các thành viên trách nhiệm hữu hạn không có quyền tham gia vào việc điều hành doanh nghiệp, và cũng không chịu trách nhiệm về các trái khoản lớn hơn số vốn họ đã bỏ ra.

Lợi điểm chính của loại hình này là trách nhiệm hữu hạn về trái khoản. Các thành viên TNHH của doanh nghiệp loại này phải thỏa thuậntrước về mức rủi ro tài chánh tối đa có thể xảy ra, đồng thời xác định số vốn mỗi thành viên TNHH phải đóng góp vào doanh nghiệp là bao nhiêu.

Tại Mỹ, doanh nghiệp loại này phải đăng ký với tiểu bang để lấy Giấy Chứng nhận Doanh nghiệp HDTNHH xác nhận sự thỏa thuận của các thành viên như đã nói trong đoạn trên.

Khi doanh nghiệp bị giải tán vì một lý do nào đó, thành viên TNHH có quyền rút lại số vốn đã đóng góp theo hợp đồng được ghi nhận trong Giấy Chứng nhận.

Công Ty Cổ Phần (corporations)

Công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp phổ thông nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Công ty do các cổ đông làmchủ (cổ đông là những người mua cổ phần của công ty). Cổ đông bầu ra một hội đồng quản trị (Board of Directors) và HĐQT sẽ thuê người điều hành doanh nghiệp.

Ưu điểm chính của loại hình công ty là các cổ đông chỉ bị trách nhiệm hữu hạn về các trái khoản (nợ) của công ty theo tỷ lệ của số tiềnđầu tư (mua cổ phần) mà thôi. Tài sản cá nhân của cổ đông không dính dáng đến doanh nghiệp. Sau khi thành lập thì công ty tự nó là một tư cách pháp nhân và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài chánh cũng như luật pháp. Nếu công ty có bị phá sản thì chủ nợ không thể đòi nợ từ các cổ đông. Ưu điểm thứ hai là khả năng gây vốn. Công ty có thể gây thêm vốn bằng cách bán thêm cổ phần của công ty cho các nhà đầu tư.

Nhược điểm chính của công ty (theo luật của Mỹ) là bị đánh thuế hai lần. Công ty là một pháp nhân phải đóng thuế thu nhập của công ty. Phần lời của công ty chia lại cho các cổ đông, còn gọi là cổ tức (dividend) lại bị đóng thuế thu nhập cá nhân của mỗi cổ đông. Thí dụ chúng ta mua 1.000 cổ phần của công ty Coca Cola có tổng số 100.000 cổ phần, có nghĩa là chúng ta làm chủ 1% của toàn công ty. Khi tổng kếttài khóa hàng năm, Coca Cola phải đóng thuế thu nhập trên số lời của toàn công ty. Số lời còn lại sau khi đóng thuế sẽ được chia cho các cổđông. Số lời này được xem là lợi tức của cá nhân cổ đông và phải đóng thuế lợi tức trên số tiền này.

Tại Mỹ còn có một loại hình công ty gọi là S-Corporation; đăng ký theo hình thức này thì công ty không bị đánh thuế lợi tức, chỉ khi nàotiền lời chia lại cho cổ đông thì cổ đông mới đóng lợi tức mà thôi.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) (Limited Liability Corporations)

Công ty liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Xem thêm: Website Là Gì – Tại Sao Cần Phải Thiết Kế Website

Kết luận

Như trên đã trình bày, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm. Doanh nhân cần căn cứ trên khả năng, nhu cầu cùng sự tiên liệu về mức độ phát triển trong tương lai của doanh nghiệp hầu chọn cho mình một mô hình thích hợp. Mặc dù luật về doanh nghiệp của mỗi nước có những khác biệt, nhưng nói chung, trong thời buổi toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, các loại hình này đều có nhiều điểm tương đồng để các đối tác ngoại quốc dễ giao dịch, nhất là để biết trách nhiệm pháp lý của mỗi bên như thế nào khi có tranh tụng.

Nếu bạn cần một dịch vụ thành lập công ty hãy đến với chúng tôi, hoặc xem qua thành lập công ty

Chuyên mục: Hỏi Đáp