Review Làm Outsource Là Gì – Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Thuê Ngoài Dịch Vụ

Tổng hợp Làm Outsource Là Gì – Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Thuê Ngoài Dịch Vụ là chủ đề trong content hôm nay của Tên game hay Vương quốc trên mây. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé.

Outsource là gì? Công ty outsource là gì? Sự khác biệt lớn nhất giữa công ty product và outsource là gì? Tất cả thắc mắc của bạn về “outsourcing là gì” sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bạn đang xem: Làm outsource là gì

Bạn có thể hiểu đơn giản outsource là một hình thức chuyển giao công việc. Nếu bạn đang là developer và vẫn còn tự hỏi nên làm việc trong công ty outsource hay công ty product thì những chia sẻ sau từ anh Rutger Coolen – Principal Product Manager tại Atlassian và anh Nguyễn Hoàng Việt – CTO TicketBoxsẽ giải đáp giúp bạn.

Việc làm Product Manager TP. HCM

Việc làm Product Manager Hà Nội

Outsource là gì? Outsourcing là gì?

Outsourcing (thuê ngoài) hay outsource là hình thức chuyển giao công việc, ở đây là gia công phần mềm, từ công ty mình cho các công ty bên ngoài (công ty outsource). Phương án này thường được sử dụng khi công ty không đủ nhân lực hoặc cần đơn vị khác có chuyên môn cao hơn để đảm trách.

Vậy thì, mục tiêu quan trọng nhất của công ty outsource là gì? Đó chính là làm cho khách hàng (những công ty thuê họ gia công phần mềm) hài lòng.

Anh Rutger Coolen chia sẻ, để giữ khách hàng hài lòng, công ty outsource phải giao phần mềm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, kịp thời gian, trong kinh phí cho phép. Đây là những “chuẩn mực” để công ty outsource được trả tiền và có thêm nhiều khách hàng. Hay nói cách khác, sự thành công trong công ty outsource đo lường bằng mức độ hài lòng của khách hàng.

Sự khác nhau giữa công ty product và công ty outsource là gì?

Tính chất công việc outsource

Công ty outsource được thuê để làm phần mềm cho những công ty khác. Họ không sở hữu, quảng bá hay bán sản phẩm họ làm ra. Họ được trả tiền dựa trên số giờ làm việc hoặc theo dự án.

Đồng ý với nhận định của anh Rutger Coolen, anh Nguyễn Hoàng Việt cũng đưa ra ý kiến tương tự về tính chất công việc outsource:

Ở công ty outsource, bạn làm xong một dự án theo yêu cầu của khách hàng là hết nhiệm vụ. Bạn không thể thấy được cái bạn đã xây dựng nên thành công hay thất bại ra sao.

Còn công ty product phải xây dựng, quảng bá và bán sản phẩm mà họ xây dựng. Họ chỉ có doanh thu và lợi nhuận khi và chỉ khi người dùng yêu thích và muốn mua sản phẩm của họ.

Đối tượng khách hàng

Sự thành công trong công ty outsource đo lường bằng mức độ hài lòng của khách hàng. Sự thành công trong công ty product đo lường bằng mức độ hài lòng của người dùng.

Rutger Coolen – Principal Product Manager tại Atlassian

Tại công ty outsource, bạn có thể có ý kiến để cải thiện trải nghiệm người dùng cuối cùng nhưng bạn phải tập trung nhiều hơn vào việc làm khách hàng hài lòng. Và điều đó không phải lúc nào cũng giống với việc làm người dùng hài lòng.

Khách hàng của công ty product là người dùng cuối cùng (người trực tiếp sử dụng sản phẩm). Tất cả mọi quyết định đều tập trung vào việc làm người dùng hài lòng. Để giữ người dùng hài lòng, phần mềm phải có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, có đầy đủ chức năng cần thiết.

Công ty product đo lường sự hài lòng của người dùng bằng cách xem mức độ yêu thích của người dùng đối với sản phẩm (hoặc xem phần đánh giá tại Appstore).

Rutger Coolen – Principal Product Manager tại Atlassian

Quy trình sản xuất sản phẩm ở công ty outsource

Rất khó để tìm thấy cảm giác “sở hữu sản phẩm” tại công ty outsource. Ngay cả khi bạn chia sẻ ý tưởng về sản phẩm với khách hàng, bạn cũng khó hoặc ít có động lực đấu tranh khi khách hàng không đồng ý. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cuối cùng thì mục đích của bạn cũng là làm hài lòng khách hàng, không phải tranh luận với họ.

Xem thêm: Yêu Râu Xanh Là Gì

Rutger Coolen – Principal Product Manager tại Atlassian

Khi được hỏi về quy trình sản xuất sản phẩm ở công ty outsource là gì, anh Rutger Coolen chia sẻ, tại công ty outsource, bạn thường chỉ làm việc trên một vấn đề rất nhỏ trong các thời điểm nhất định và sẽ chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Hiếm khi bạn được làm việc với một sản phẩm trong suốt chu kỳ của nó.

Trong công ty product, bạn sẽ làm việc với một hoặc một vài sản phẩm tại mọi phần trong vòng đời của chúng.

*

Rutger và team JIRA tại Atlassian.

Bạn sẽ launch chúng, nhận phản hồi và cải thiện chúng qua năm tháng. Chúng cho bạn biết những ý tưởng rõ ràng hơn về vòng đời sản phẩm. Dành toàn bộ thời gian cho một sản phẩm và chịu trách nhiệm cho giá trị nó mang lại giúp bạn có được cảm giác “sở hữu”. Không còn khoảng cách giữa người tạo và người sử dụng.

Kết quả là bạn sẽ tự thúc đẩy bản thân đưa ra những quyết định mà bạn cảm thấy tốt cho người tiêu dùng.

Developer nên chọn làm việc tại công ty product hay outsource?

Nếu bạn muốn làm việc ở nhiều dự án, nhiều sản phẩm khác nhau theo thời gian thì công ty outsource nên là ngôi nhà của bạn. Vậy thì điều bạn có thể học được ở công ty outsource là gì?

Công ty outsource đầu tiên giúp cho anh học hỏi và phát triển rất nhiều về kỹ năng kỹ thuật.

Nguyễn Hoàng Việt – CTO TicketBox.vn

Nếu bạn yêu thích việc đưa giá trị sản phẩm đến tận tay người dùng và đóng vai trò chủ động trong việc phát triển sản phẩm theo thời gian, thì công ty product, như Atlassian, có lẽ là nơi dành cho bạn.

Nếu như bạn muốn từ công ty outsource chuyển sang làm ở công ty product, như lộ trình của anh Nguyễn Hoàng Việt thì bạn cần phải có “sự tò mò”.

Những công ty outsource thiên về việc thực hiện những yêu cầu theo ngân sách, giá mà đã được duyệt từ khách hàng. Nếu muốn làm Product Manger, thì ngay từ khi còn làm outsource, bạn cần phải hỏi khách hàng thật nhiều để hiểu thêm về thị trường và chỉ số làm nên thành công của sản phẩm.

Nguyễn Hoàng Việt – CTO TicketBox.vn

Với những chia sẻ về outsource là gì từ anh Rutger Coolen và anh Nguyễn Hoàng Việt, mong các bạn developer đã có câu trả lời cho mình về những sự khác biệt lớn giữa công ty product và công ty outsource cũng như có thể xác định lộ trình phát triển nghề nghiệp của mình.

Tiểu sử: Anh Rutger Coolen, sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2000, anh dành sáu năm làm Project Manager của bộ phận R&D tại một công ty truyền thông di động. Từ Hà Lan, anh chuyển đến sống và làm việc tại Việt Nam ở Atlassian vào khoảng đầu năm 2015.

Xem thêm: Roughly Là Gì

Tiểu sử: Anh Nguyễn Hoàng Việt bắt đầu sự nghiệp tại một công ty outsource về tài chính, chứng khoán. Sau đó, anh là Product Manager và Head of Consumer Products Engineering tại Tiki.vn. Hiện tại, anh Việt là CTO tại TicketBox.vn.

*

Nếu bạn nghĩ những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn bè hoặc đồng nghiệp thì đừng ngại gửi bài viết đến họ nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp