Đánh giá flaker là gì là conpect trong content hiện tại của Tên game hay Vuongquoctrenmay.vn. Tham khảo bài viết để biết đầy đủ nhé.
Tiếp nối serie “Những thuật ngữ về Sneaker mà bạn nên biết”, ở phần 3 cũng là phần cuối này thienmaonline.vnsẽ tiếp tục liệt kê cho các bạn một số thuật ngữ dùng trong mua bán giày, tuy nhiên lần này mình sẽ tập trung vào những từ ngữ nói về những vấn nạn trong việc buôn bán giày, cũng như cung cấp thêm cho các bạn một số thuật ngữ dùng khi muốn mua đồ nước ngoài
1.Flaker
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những người mua ảo. Đặc điểm nhận dạng của Flaker là hay spam hỏi mua ở rất nhiều post, mặc cả nhiệt tình với các ngôn từ như rót mật vào tai người bán, vô cùng đáng tin nhưng sau khi “ván đã đóng thuyền” thì lặn tăm. Tệ hơn nữa, với những trường hợp meet up để giao dịch, các flaker này hẹn ra gặp mặt rất dễ dàng, thậm chí còn tự đưa ra thời gian địa điểm, tuy nhiên tới giờ hẹn thì lại lặng mất tăm với “1 tỉ tỉ” lý do mà ngay đến cả những người có óc tưởng tượng bay bổng nhất cũng không thể nghĩ ra.
Với các pre-order, nếu người bán không cần nhận cọc thì chính là khi những “tội đồ” này xuất hiện, chắc như đinh đóng cột là ngày này giờ này sẽ lấy giày và trả tiền mặt nhưng khi giày về đến tận cửa thì túi lại chẳng có một xu và hẹn đi hẹn lại hoặc thậm chí là hủy kèo. Đây chính là kiểu khách hàng mà thienmaonline.vnsợ nhất nhưng cũng may là những người này không nhiều, đa phần khách của shop đề rất dễ thương và uy tín.
Bạn đang xem: Flaker là gì
2. Scammer
Scammer có rất hình dạng, phiên bản nhưng tóm gọn lại ằng hai từ đó là ‘’lừa đảo”. Đặc điểm nhận dạng: bán fake, quỵt tiền, hack cond, lừa đảo có tổ chức, “thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được xin quý khách vui lòng gọi lại sau”, “đã xem”, “người dùng facebook”, châu Phi.
Đây không chỉ là thuật ngữ chỉ người bán lừa đảo mà kể cả người mua cũng có thể là scammer. Điển hình như nếu bạn post một đôi Ultra Boost cần bán trên các group bán hàng, sẽ có những người mua scammer inbox cho bạn và bảo ship giày tới trước check rồi chuyển khoảng, tới khi giày đã tới rồi thi không liên lạc được .
3. Lowballer
Lowball là từ khóa chỉ hành động hạ giá đôi giày quá thấp so với giá thị trường hoặc giá người bán đề ra, lowballer là những người hay đi khóc lóc ỉ ôi để hạ giá giày. Đặc điểm nhận dạng chung của thể loại này là: năn nỉ, ỉ ôi, khóc lóc, trình bày, đánh tụt giá trị đôi giày bằng cách bắt lỗi.
Những lý do mà Lowballer có thể dùng là : là học sinh sinh viên, nhà xa, giày hơi lỗi, thích đôi giày nhưng chưa đủ tiền người bán yêu cầu,…. Những thể loại này sẽ khiến người bán hàng ngày phải tiếp nhận hàng chục inbox và tin nhắn, làm cho quỹ thời gian của họ eo hẹp hơn
4. Reporter
Đây là những nhân vật hay cằn nhằn, hay than thở, cái gì cũng có thể mang lên report được. Những thứ mà họ đem ra report có thể là những thứ nhỏ nhặt như một vết bẩn trên giày đen nếu dùng kính lúp có thể thấy mờ mờ, hay tới cả những lỗi thiếu kiến thức trầm trọng như ‘’Sao giày Y350 lại có logo Adidas” ….
Những người này sẽ gây sự khó chịu cho những người xung quanh hoặc nghiêm trọng hơn là vu khống cho các legit seller khiến họ phải mất thời gian giải thích hoặc mất đi một lượng khách hàng nhất định.
Xem thêm: Bước Sóng Là Gì
5. Ship Directly
Đây là từ dùng để chỉ dịch vụ giao hàng trực tiếp của các hãng giày nước ngoài. Đây là cách mua giày nước ngoài đơn giản nhưng cũng khó khăn nhất. Đơn giản ở chỗ bạn chỉ cần đặt hàng rồi chuyển khoản thì xem như đã mua được đôi giày đó rồi. Tuy nhiên phải mất tận vài tháng thì giày mới về được tới tay bạn bởi dịch vụ ship hàng ở Việt Nam chưa được tốt cho lắm. Đó là với những người may mắn, trường hợp xấu hơn là mất giày, lạc giày,… lúc đó bạn lại phải liên lạc với rất nhiều nơi, nhiều cơ quan để có cơ hội mong manh lấy lại được món đồ của mình.
6. Oder Service
Đây là cách mua hàng nước ngoài dễ dàng và phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Bạn chỉ việc tìm tới những người oder có uy tính-thường gọi là Plug ( có thể check legit họ trước ) sau đó đặt đôi giày mình muốn mua, cọc tiền trước (để tránh các Flaker), sẽ có người mua từ nước ngoài và xách tay về nước đưa tới tận tay bạn. Thời gian oder (oder time) của dịch vụ này thường tầm 7-14 ngày có thể ít hoặt nhiều hơn phụ thuộc vào dịch vụ của công ty chính hãng (vì có thể học sẽ oder công ty chính hãng ship tới nhà họ bên nước ngoài rồi mới sách tay về nước ).
7.Proxy
Proxy ám chỉ việc bạn nhờ một người khác tới tận cửa hàng mua giày giúp bạn. Những lý do khiến bạn phải dùng dịch vu này là : đôi giày đó chỉ bán tại một số store, đôi giày đó đã sold out online, đôi giày đó quá hype nên cách duy nhất sở hữu được là phải ra store,….
8.Camp
Camp có nghĩa là cắm trại, dùng để ám chỉ những người xếp hàng để mua đồ dùm bạn. Thường khi đôi giày đó quá hot (Ultra Boost, Yeezy ,…) thì số người sẵn sàn xếp hàng để mua đôi giày đó cũng rất nhiều và nếu bạn lười hoặc không có thời gian, sức khỏe để xếp hàng chờ từ tận tối hôm trước thì có thể nhờ người camp dùm món đồ đó cho bạn. Mức giá của dịch vụ này sẽ tùy thuộc vào độ hype của món hàng.
Xem thêm: Dpt Là Gì – Hỏi đáp Về Vắc Xin Dpt
Cần phân biệt rõ proxy với camp. Camp là một hình thức thuộc proxy nhưng sẽ khó khăn hơn vì phải xếp hàng rất lâu, thậm chí là dựng lều như chính cái tên của nó vậy.
Chuyên mục: Hỏi Đáp