Bình luận Độ Phân Giải Tiếng Anh Là Gì, Độ Phân Giải Màn Hình Tiếng Anh Là Gì

Nhận xét Độ Phân Giải Tiếng Anh Là Gì, Độ Phân Giải Màn Hình Tiếng Anh Là Gì là conpect trong nội dung bây giờ của Kí tự đặc biệt Vương quốc trên mây. Theo dõi nội dung để biết đầy đủ nhé.

Độ phân giải màn hình là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về thuật ngữ này, và ý nghĩa của nó khi đánh giá khả năng hiển thị của một màn hình cụ thể.

Bạn đang xem: độ phân giải tiếng anh là gì

Khi đề cập đến chất lượng của một màn hình hiển thị (trên điện thoại, máy tính bảng, laptop, TV…), người ta thường hay dùng đến thuật ngữ độ phân giải màn hình. Vậy độ phân giải màn hình là gì, và ý nghĩa thật sự của nó ra sao? Trong bài viết này, thienmaonline.vn sẽ đưa ra những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Độ phân giải màn hình là gì? 

Độ phân giải màn hình, hiểu một cách đơn giản, là một chỉ số cho chúng ta biết số lượng các các điểm ảnh (pixel) hiển thị trên màn hình. Bất kỳ màn hình nào cũng có các điểm ảnh được sắp xếp theo một số hàng và số cột nhất định, và độ phân giải cũng thường được thể hiện bằng cách phép nhân giữa số hàng và số cột đó, ví dụ như 1024×768 hay 1920×1080…

Các điểm ảnh (pixel) được sắp xếp một cách trật tự theo chiều ngang và chiều dọc trên màn hình

Cần phân biệt giữa độ phân giải màn hình và độ phân giải của máy ảnh. Độ phân giải máy ảnh được đánh giá bằng chỉ số MP (megapixel), mang ý nghĩa số điểm ảnh tối đa trên một bức hình mà máy ảnh đó chụp được. Ví dụ, một máy ảnh có độ phân giải 13MP tức là nó có khả năng chụp được những bức ảnh chứa 13 triệu điểm ảnh.

Thông thường, mọi người thường nghĩ đơn giản là màn hình có độ phân giải càng lớn thì hình ảnh được hiển thị trên đó càng chi tiết. Thực ra điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ màn hình, kích thước điểm ảnh hay kích thước màn hình… Ví dụ, một màn hình có kích thước 5 inch có độ phân giải 1024×768 nếu so sánh với một màn hình khác cũng có độ phân giải 1024×768 nhưng kích thước 8 inch thì rõ ràng với các điểm ảnh trên màn hình 8 inch sẽ bị dàn trải nhiều hơn, do đó hiển thị hình ảnh kém sắc nét hơn.

Để dễ dàng cho việc phân loại, độ phân giải màn hình được chia làm những tiêu chuẩn cụ thể. Sau đây là một số tiêu chuẩn thường gặp:

FWVGA: Đây là chuẩn màn hình có độ phân giải thấp 480×854 pixel.

Xem thêm: Super Bowl Là Gì – Super Bowl Halftime Show

qHD: Chữ “q” trong “qHD” là viết tắt của từ “quarter” (có nghĩa là ¼ trong tiếng Anh). Đúng như tên gọi, tiêu chuẩn qHD có nghĩa nó bằng ¼ so với chuẩn Full HD, tức là đạt mức 960×540 pixel.

HD: Đây là tiêu chuẩn cho những màn hình có độ phân giải 1280×720 pixel và tỷ lệ khung hình 4:3. Những biến thể của nó bao gồm các tiêu chuẩn WQXGA hay XGAWXGA, trong đó người ta nâng thêm số lượng các điểm ảnh, biến tỷ lệ khung hình gần đạt 16:9. Một trong những biến thể này là độ phân giải 1366×768 pixel, hiện đang rất phổ biến trên các mẫu laptop phổ thông.

Full HD hay FHD: Đây là tên gọi tiêu chuẩn dành cho những màn hình có độ phân giải 1920×1080 pixel. Tỷ lệ khung hình của những màn hình này là 16:9.

Quad HD (còn gọi là 2K hay QHD): Đây là tên gọi của của những màn hình có độ phân giải 2560×1440 pixel. Sự ra đời của độ phân giải này là nhằm nâng cao chất lượng hiển thị trên các màn hình Full HD truyền thống, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia công nghệ thì điều này là một sự thừa thãi, vì khả năng của mắt người khó có thể nhận biết được sự khác biệt cụ thể giữa hình ảnh 2K và Full HD 1080p trên các màn hình thông thường.

Xem thêm: Cv Là Viết Tắt Của Từ Gì, Cv Là Từ Viết Tắt Của Từ Curriculum

Ultra HD hay 4K: Đây là tiêu chuẩn dành cho những màn hình có độ phân giải 3840×2160 pixel hoặc 4096 x 2160 pixel, cao gấp 4 lần so với chuẩn Full HD 1080p (1920×1080 pixel). Hiện tại, độ phân giải này đã được áp dụng vào thực tế trên các mẫu TV 4K. Trong lĩnh vực thiết bị di động, Sony Xperia Z5 Premium chính là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới sở hữu màn hình đạt chuẩn phân giải này.

Chuyên mục: Hỏi Đáp